Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền. Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi hôi khó chịu. Nồng độ Amoniac lớn có thể gây ra ảnh hưởng đến tính mạng của người. Khí Amoniac ở điều kiện chuẩn là chất độc có mùi khai và tan nhiều trong nước. Tuy nhiên ứng dụng amoniac trong công nghiệp khá phổ biến và quan trọng.
CÁCH SẢN XUẤT HÓA CHẤT AMONIAC
Hiện nay công nghệ Haldor Topsoe chiếm đến 50% thị phần trên thị trường công nghệ. Cụ thể là trong lĩnh vực tổng hợp amoniac trên thế giới. Hiện các nhà máy sản xuất amoniac (và phân đạm) hiện đại nhất trên thế giới đều chuyển nguyên liệu đầu. Ví dụ khí thiên nhiên (chủ yếu là metan NH4), khí hóa lỏng (chứa propan và butan), hoặc naphta. Than đá thành khí tổng hợp (syngas) có chứa hyđro (H2) và cacbon monooxit (CO). Tiếp theo H2 được tách từ syngas (sau khi chuyển CO thành CO2 và được loại đi). Nitơ (N2) được lấy từ không khí sau khi tách hết oxy Trong quá trình khí hóa nguyên liệu chứa cacbon.
Sau các quá trình rửa khí và điều chỉnh tỷ lệ N2:H2 người ta tiến hành tổng hợp NH3 bằng quá trình Haber–Bosch theo phản ứng:
3 H2 + N2 → 2 NH3 (6)
ỨNG DỤNG AMONIAC TRONG CÔNG NGHIỆP
1. Công nghiệp dầu khí
Hóa chất Amoniac được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đa dạng như chế xuất dầu, khai thác mỏ, dệt vải, thuốc nhuộm và xử lý môi trường.
2. Tính trung hòa
Amoniac có tính trung hòa cao giúp loại bỏ các tạp chất trong dầu thô để đảm bảo chất lượng dầu và bảo vệ các thiết bị lọc khỏi sự ăn mòn.
3. Khai thác kim loại
Hóa chất Amoniac được ứng dụng trong ngành công nghiệp khai thác các kim loại như đồng, niken hoặc molypden từ quặng thô.
4.Xử lý môi trường
Amoniac lỏng là nguyên liệu phổ biến trong ngành công nghiệp xử lý môi trường nhằm loại bỏ SOx hoặc NOx có trong khí thải đốt cháy hóa thạch.
5. Sản xuất sợi tổng hợp
Ứng dụng trong ngành công nghiệp dệt để sản xuất sợi tổng hợp, là nguyên liệu cho quá trình nhuộm và làm sạch các vật liệu may mặc như bông và len.
6.Sản xuất thực phẩm
Sử dụng Amoniac trong công nghệ thực phẩm và nước giải khát để tạo môi trường thích hợp cho sự tồn tại của nấm men và vi sinh vật có lợi cho sức khỏe con người.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN HÓA CHẤT AMONIAC:
Cách bảo quản và vận chuyển bảo đảm an toàn:
– Bảo quản an toàn:
- Bảo quản NH3 trong các bồn lỏng hoặc bình chứa có ghi nhãn rõ ràng. Không nạp NH3 lỏng đầy quá 80% thể tích thiết bị chứa.
- Lưu trữ trong thùng kín. Lưu trữ tại nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và tránh xa nơi có thể gây cháy. Tránh nhiệt, độ ẩm và tránh các vật tương khắc.
– Vận chuyển an toàn:
- Đối với NH3 công nghiệp được bán dưới dạng dung dịch amonia (thường là 28% NH3 trong nước) hoặc NH3 lỏng thì nên chứa trong bồn lỏng vận chuyển bằng xe ô tô hoặc bình chứa. Phương tiện vận chuyển phải có mái che, thành xe chắc chắn.
- Không chở cùng với người và các vật liệu dễ cháy, bình được xếp ở tư thế đứng một lượt, giữa các bình phải có đệm lót, bốc xếp nhẹ nhàng, không để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao.
Nguồn: Admin sưu tầm Internet