SODIUM HYDROXIDE VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨM

SODIUM HYDROXIDE VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨM

Hóa chất Sodium hydroxide được sử dụng trong nhiều quy trình khác nhau trong ngành thực phẩm, từ việc làm sạch và chuẩn bị nguyên liệu đến việc bảo quản. Một trong những ứng dụng đặc biệt của nó là trong quá trình bóc vỏ các loại củ và quả như cà chua và khoai tây, giúp chúng dễ dàng được chế biến và đóng hộp. Ngoài ra, NaOH còn được sử dụng để điều chỉnh độ pH của thực phẩm, đảm bảo an toàn và cải thiện hương vị. 

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HÓA CHẤT SODIUM HYDROXIDE 

Sodium hydroxide, còn được biết đến với tên gọi là NaOH hay xút ăn da. Đây là một hợp chất hóa học có tính kiềm mạnh và đa dụng. Nó là một chất rắn màu trắng, hòa tan tốt trong nước và tạo ra nhiệt khi tan. Nguồn gốc của sodium hydroxide có thể truy nguyên từ quá trình điện phân dung dịch muối ăn. Sodium hydroxide là một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi và đa ứng dụng gtrong nhiều ngành nghề khác nhau.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản của hoá chất: 

  • Công thức phân tử: NaOH
  • Ngoại dạng: Tinh thêt màu trắng
  • Khối lượng mol: 39,99634 g/mol
  • Khối lượng riêng: 1,2-1,7g.cm³.
  • Điểm nóng chảy: 200-300 °C.
  • Điểm sôi: 318 °C (591 K; 604 °F)

KỸ THUẬT SẢN XUẤT HÓA CHẤT SODIUM HYDROXIDE 

Quy trình sản xuất Sodium hydroxide thường sẽ gồm các bước sau:

1. Pha loãng muối ăn:

Hòa tan muối ăn vào nước để tạo thành dung dịch NaCl bão hòa.

2. Điện phân:

Cho dung dịch muối ăn vào buồng điện phân và Sử dụng điện áp cao để tách điện tích cho dung dịch. Tại cực dương phản ứng oxy hóa tạo ra khí clo (Cl₂) và giải phóng electron. Tại cực âm phản ứng khử tạo ra dung dịch NaOH và khí hydro (H₂). Sau đó cho dung dịch vào màng ngăn để tách Sodium hydroxide ra khỏi khí hydro.

ỨNG DỤNG HÓA CHẤT SODIUM HYDROXIDE TRONG THỰC PHẨM

Trong thực phẩm, hoá chất Sodium hydroxide có nhiều ứng dụng quan trọng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật trong thực phẩm:

1. Tinh chế dầu mỡ:

Sodium hydroxide đóng một vai trò quan trọng trong việc tinh chế dầu mỡ, giúp cải thiện chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Trong quá trình loại bỏ axit béo tự do, NaOH phản ứng với FFA tạo thành xà phòng và nước, qua đó giảm thiểu được hàm lượng FFA, làm tăng độ trong và độ bền của dầu, đồng thời cải thiện hương vị. Đối với việc khử màu và khử mùi, NaOH giúp loại bỏ các tạp chất như sắc tố và hợp chất thơm, làm cho dầu không chỉ sáng màu hơn mà còn có mùi trung tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng dầu trong các ứng dụng thực phẩm khác nhau.

2. Xử lý trái cây và rau quả:

Sodium hydroxide pha loãng được sử dụng như một phương pháp hiệu quả để làm sạch vỏ trái cây và rau quả. Nó giúp loại bỏ các chất bẩn, thuốc trừ sâu và vi khuẩn một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Thời gian tiếp xúc cũng cần được giới hạn để tránh làm hỏng cấu trúc tự nhiên của trái cây và rau quả.

3. Sản xuất các chất phụ gia thực phẩm:

Sodium hydroxide là một chất phụ gia trong sản xuất nhiều chất phụ gia thực phẩm. Trong quá trình sản xuất natri citrat, NaOH được sử dụng để trung hòa axit citric, tạo ra một chất điều chỉnh độ pH giúp cải thiện độ bền và hương vị của thực phẩm. Đối với natri gluconate, NaOH giúp trung hòa axit trong quá trình lên men glucose. Tạo ra một chất tạo chelate giúp ngăn chặn các phản ứng không mong muốn từ kim loại nặng. Cuối cùng, trong sản xuất CMC, NaOH phản ứng với cellulose và axit chloroacetic để tạo ra một chất làm dày và ổn định, cần thiết cho việc duy trì kết cấu và độ nhớt của sản phẩm thực phẩm.

Xem thêm: THÔNG TIN HÓA CHẤT SODIUM HYDROXIDE VÀ ỨNG DỤNG TRONG DƯỢC PHẨM

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT SODIUM HYDROXIDE 

Khi sử dụng hóa chất Sodium hydroxide trong thực phẩm, cần lưu ý những điểm sau:

  • Cần sử dụng với nồng độ phù hợp và thời gian sử dụng chính xác cho từng ứng dụng cụ thể trong thực phẩm. Sử dụng NaOH với nồng độ quá cao hoặc thời gian quá lâu có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của thực phẩm.
  • Tuân thủ các hướng dẫn sử dụng và quy định an toàn thực phẩm khi sử dụng trong chế biến thực phẩm.
  • NaOH là hóa chất nguy hiểm và có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc trực tiếp.
  • Cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp khi làm việc 
  • Tránh hít phải bụi hoặc hơi NaOH, vì có thể gây kích ứng đường hô hấp.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em và các nguồn nhiệt.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng NaOH.

Nguồn: Admin sưu tầm Internet.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *