Sodium dichromate là hợp chất vô cơ, có màu cam hoặc đỏ, không mùi ở điều kiên bình thường. Hoá chất này thường được sử dụng trong sản xuất công nghiệp như mạ điện, thuộc da, sản xuất thủy tinh, sơn tỉnh điện.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HÓA CHẤT SODIUM DICHROMATE
Sodium dichromate hay còn gọi là Natri điChromiat, là một hợp chất vô cơ, có công thức phân tử là Na2Cr2O7. Là một dạng tinh thể, tan tốt trong nước.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản của hoá chất:
- Công thức phân tử: Na2Cr2O7.2H2O
- Ngoại dạng: tinh thể đỏ hoặc cam
- Khối lượng mol: 261,9698 g/mol
- Khối lượng riêng: 2,52 g/cm3
- Điểm nóng chảy: 356,7ᵒC
- Điểm sôi: 400ᵒC
Xem thêm: THÔNG TIN HÓA CHẤT SODIUM DICHROMATE
KỸ THUẬT SẢN XUẤT HÓA CHẤT SODIUM DICHROMATE
Quy trình sản xuất Sodium dichromate thường bao gồm các bước sau:
1. Từ quặng Chromite
Sodium dichromate được sản xuất từ quặng Chromite (FeCr2O4). Quặng Chromite được khai thác từ các mỏ quặng, sau khi khai thác được nghiền thành bột mịn và tuyển chọn để loại bỏ tạp chất. Bột quặng Chromite được trộn với hỗn hợp Soda (Na2CO3) và Vôi (CaO) theo tỷ lệ thích hợp. Hỗn hợp này được nung nóng chảy ở nhiệt độ cao (khoảng 1000°C) trong lò nung.
Phản ứng hóa học xảy ra:
2 FeCr2O4 + Na2CO3 + CaO → Na2Cr2O7 + Fe2O3 + CaCO3
Sau khi nung nóng chảy, hỗn hợp được làm nguội và nghiền thành bột mịn. Bột này được chiết xuất bằng nước nóng để tách Sodium dichromate ra khỏi các chất rắn khác. Dung dịch Sodium dichromate được cô đặc và làm nguội để tạo ra tinh thể. Tinh thể được tách ra khỏi dung dịch bằng cách lọc. Tinh thể Sodium dichromate được sấy khô để loại bỏ nước.
2. Phương pháp điện phân:
Sử dụng dòng điện để tách Chromium từ quặng Chromite và sau đó kết hợp Chromium với Oxygen để tạo thành Sodium dichromate.
3. Phương pháp thủy luyện:
Sử dụng axit sulfuric để hòa tan quặng Chromite và sau đó tách Chromium ra khỏi dung dịch bằng cách kết tủa.
ỨNG DỤNG HÓA CHẤT SODIUM DICHROMATE TRONG CÔNG NGHIỆP
Trong công nghiệp, hoá chất Sodium dichromate có nhiều ứng dụng quan trọng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của Sodium dichromate trong công nghiệp:
1. Mạ điện:
Hóa chất này được sử dụng trong dung dịch mạ crom, tạo ra lớp mạ crom sáng bóng, bền bỉ và có khả năng chống ăn mòn cao trên bề mặt kim loại.
Quá trình này bao gồm các bước: tẩy rửa bề mặt kim loại, phủ dung dịch mạ crom chứa sodium dichromate, cấp dòng điện và xử lý bề mặt sau khi mạ.
Sau đó mạ crom được sử dụng trên nhiều bộ phận kim loại khác nhau, bao gồm: Vòi nước, tay nắm cửa, đồ trang sức, phụ tùng xe hơi, xe máy, dụng cụ thể thao, thiết bị y tế.
2. Thuộc da:
Natri điChromiat giúp ổn định cấu trúc protein trong da, tăng cường độ bền kéo, độ xé và khả năng chống rách của da. Hóa chất này còn tạo ra màu nâu da đặc trưng, giúp da có màu sắc đẹp mắt và tự nhiên. Màu sắc da có thể thay đổi tùy theo lượng Natri điChromiat sử dụng và thời gian xử lý. Ngoài ra Natri điChromiat giúp da mềm mại và dẻo dai hơn, dễ dàng gia công và tạo hình.
3. Sản xuất thủy tinh:
Hóa chất này được sử dụng để tạo màu cho thủy tinh, tạo ra các loại thủy tinh màu xanh lục hoặc màu vàng. Màu sắc của thủy tinh phụ thuộc vào lượng sodium dichromate được thêm vào và các thành phần khác trong hỗn hợp thủy tinh.
Hóa chất này được trộn với các nguyên liệu khác như cát, soda, đá vôi,… để tạo thành hỗn hợp thủy tinh. Sau đó được nung nóng đến nhiệt độ cao (khoảng 1500°C) để tạo thành thủy tinh nóng chảy và tạo hình thành các sản phẩm mong muốn bằng phương pháp thổi, cán, đúc,… Thủy tinh được làm nguội từ từ và ủ để loại bỏ ứng suất bên trong và tăng độ bền cho thủy tinh.
4. Sodium dichromate trong sơn tĩnh điện:
Sodium dichromate được sử dụng như một chất xử lý bề mặt trước khi sơn tĩnh điện, giúp tăng độ bám dính của sơn và chống ăn mòn cho kim loại. Bề mặt kim loại được phủ dung dịch sodium dichromate, sau đó rửa sạch và sấy khô trước khi sơn tĩnh điện. Quá trình này giúp tạo ra lớp sơn tĩnh điện bền bỉ, có khả năng chống trầy xước và hóa chất.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT COPPER OXIDE
Sodium dichromate là một hóa chất độc hại nên cần tuân thủ các biện pháp an toàn khi sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng hoá chất:
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất bằng da, mắt hoặc đường hô hấp.
- Cần đeo khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ và quần áo bảo hộ khi sử dụng
- Nước thải sau khi sử dụng hóa chất cần được xử lý theo quy định trước khi thải ra môi trường.
- Hóa chất này cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm tay trẻ em.
Nguồn: Admin sưu tầm Internet.