Sodium Cyanide hay còn gọi là Natri xyanua hoặc Cyanide natri, được biết đến với tính chất độc hại nghiêm trọng. Hoá chất này thường có dạng hạt màu trắng, tan trong nước và không cháy. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp như chiết tách vàng và bạc từ quặng, sản xuất các loại hoá chất khác và đặc biệt là trong ngành ứng dụng xi mạ.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HOÁ CHẤT SODIUM CYANIDE
Hoá chất Sodium Cyanide là một hợp chất vô cơ có công thức hoá học là NaCN, đây là một chất hoá học cực độc có mùi giống như mùi quả hạnh nhân. Hoá chất này thường tồn tại ở dạng hạt, màu trắng đục hoặc không màu.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản của hoá chất:
- Công thức phân tử: NaCN
- Ngoại dạng: Dạng hạt màu trắng đục hoặc không màu
- Khối lượng mol: 49.01g/mol
- Khối lượng riêng: 1.6g/cm³
- Điểm nóng chảy: 564°C
- Điểm sôi: 1.496°C
- Độ tan: 48g/100ml (10°C)
Xem thêm: THÔNG TIN HOÁ CHẤT SODIUM CYANIDE
KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOÁ CHẤT SODIUM CYANIDE
Quy trình sản xuất hoá chất này thường bao gồm các bước sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị Natri hydroxit (NaOH) và khí hydro cyanide (HCN). Cả hai nguyên liệu này cần được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào quy trình sản xuất.
2. Phản ứng tạo Sodium Cyanide
Cho Natri hydroxit phản ứng với khí hydro cyanide, quá trình này diễn oh nora trong một thiết bị phản ứng kín để kiểm soát nhiệt độ và áp suất, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Phương trình phản ứng:
NaOH + HCN → NaCN + H2O.
3. Kết tinh và làm khô
Dung dịch sau phản ứng chứa Sodium Cyanide và nước được chuyển vào bể kết tinh. Sau khi kết tinh, Sodium Cyanide tinh thể được tách ra khỏi dung dịch mẹ bằng phương pháp lọc và làm khô để loại bỏ hoàn toàn nước, đảm bảo sản phẩm đạt độ tinh khiết cao.
ỨNG DỤNG HOÁ CHẤT SODIUM CYANIDE TRONG NGÀNH XI MẠ
Trong lĩnh vực xi mạ, hoá chất này có nhiều ứng dụng quan trọng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật:
1. Mạ đồng lên sản phẩm gia dụng
Trong ngành xi mạ, Sodium Cyanide được kết hợp với Cuprous Cyanide (CuCN) để mạ đồng lên các sản phẩm gia dụng. Quy trình này giúp tạo ra lớp phủ đồng bền chắc, chống ăn mòn và cải thiện vẻ bề ngoài của sản phẩm. Nhờ vào tính chất hóa học đặc biệt, hoá chất này giúp quá trình mạ diễn ra hiệu quả, đảm bảo độ bám dính và chất lượng lớp phủ đồng.
2. Mạ lót và đồng giả cổ
Hoá chất này cũng được sử dụng trong quy trình mạ lót và mạ đồng giả cổ. Đối với mạ lót, Sodium Cyanide giúp tạo ra một lớp nền hoàn hảo cho các lớp mạ tiếp theo, tăng cường độ bám dính và chất lượng bề mặt. Trong khi đó, mạ đồng giả cổ là một ứng dụng có giá trị cao, tạo ra các sản phẩm mang vẻ đẹp cổ điển, tinh tế và có tính thẩm mỹ cao. Quy trình này yêu cầu sự chính xác và Sodium Cyanide là yếu tố không thể thiếu để đạt được kết quả mong muốn.
3. Mạ điện
Với tính chất hóa học độc đáo, hoá chất này giúp quá trình phủ kim loại diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo độ bền của lớp phủ. Các sản phẩm mạ điện sử dụng Sodium Cyanide thường có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HOÁ CHẤT SODIUM CYANIDE
Khi sử dụng hoá chất này, cần lưu ý những điểm sau:
- Cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như: găng tay, khẩu trang, mặt nạ, kính bảo hộ và quần áo bảo hộ.
- Nên có hệ thống thông gió và hút khí để xử lý triệt để hơi cyanide hình thành trong quá trình sử dụng.
- Cần có kế hoạch xử lý khi xảy ra sự cố tràn đổ hoặc rò rỉ, dù ở mức độ ít hay nhiều.
- Nên lưu trữ và bảo quản hoá chất này ở khu vực riêng biệt, đảm bảo khô ráo, thông thoáng và mát mẻ.
- Cần đậy kín bao bì để tránh phản ứng với hơi ẩm trong không khí.
- Cần tránh xa các tác nhân không tương thích như axit, độ ẩm và các chất oxy hoá mạnh.
Nguồn: Admin sưu tầm Internet.