ACID PHOSPHORIC VÀ ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP 

Ứng dụng Acid phosphoric trong nông nghiệp

Acid phosphoric là một loại axit vô cơ không màu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong nông nghiệp, acid phosphoric là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất phân bón như sản xuất thuốc trừ sâu và điều chế phân lân. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường phát triển nhanh chóng và khả năng kháng bệnh cho cây trồng, giúp nông dân tăng thu hoạch và năng suất cao. 

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HÓA CHẤT ACID PHOSPHORIC

Acid phosphoric hay còn gọi là axit orthophosphoric với công thức hóa học là H3​PO4​. Đây là loại acid có tính oxy hoá trung bình, tinh thể không màu và có khả năng tan trong nước. Acid phosphoric có tính chất hóa học của một acid ba nấc với độ mạnh trung bình, có thể tác dụng với oxide base, base, muối, và kim loại.

Xem thêm: THÔNG TIN HOÁ CHẤT CỦA ACID PHOSPHORIC

KỸ THUẬT SẢN XUẤT HÓA CHẤT ACID PHOSPHORIC

1. Trong phòng thí nghiệm: 

Trong phòng thí nghiệm, acid phosphoric được điều chế bằng cách dùng HNO3 đặc oxy hóa phosphor ở nhiệt độ cao:

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

2. Trong công nghiệp: 

Trong công nghiệp, acid phosphoric được điều chế theo hai phương pháp: phương pháp ướt và phương pháp nhiệt.

2.1 Phương pháp ướt: 

Phương pháp này là phương pháp phổ biến nhất để sản xuất acid phosphoric, chủ yếu sử dụng trong công nghiệp phân bón. Quy trình bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phản ứng với acid sulfuric: 

Quặng phosphate được nghiền mịn và phản ứng với acid sulfuric (H2SO4) trong một bồn phản ứng tạo thành acid phosphoric và calcium sulfate (CaSO4, thạch cao).

Ca3​(PO4​)2 ​+ 3H2​SO4​ → 3CaSO4 ​+ 2H3​PO4​

Bước 2: Tách thạch cao: 

Calcium sulfate (CaSO4) được tách ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp lọc hoặc ly tâm.

Bước 3: Làm sạch acid: 

Acid phosphoric thô sau khi tách thạch cao cần được làm sạch để loại bỏ tạp chất.

2.2 Phương pháp nhiệt: 

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp đốt phosphate. Quy trình bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đốt quặng phosphate: 

Quặng phosphate (chủ yếu là apatite) được đốt trong lò ở nhiệt độ cao (khoảng 1200-1500°C) với than cốc và silica (SiO2) để tạo thành phospho nguyên tố (P4).

Ca3​(PO4​)2 ​+ 3SiO2​ + 5C → 3CaSiO3​ + 5CO + 2P

Bước 2: Oxy hóa phospho: 

Phospho nguyên tố (P4) được đốt cháy trong lò oxy hóa để tạo ra phospho pentoxide (P2O5).

P4​ + 5O2 ​→ 2P2​O5

Bước 3: Hòa tan P2O5 trong nước: 

P2O5 được hấp thụ trong nước tạo thành acid phosphoric (H3PO4).

P2​O5​ + 3H2​O → 2H3​PO4

ỨNG DỤNG HÓA CHẤT ACID PHOSPHORIC TRONG NÔNG NGHIỆP 

Axit photphoric là hợp chất vô cơ có vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng chính của hoá chất: 

1. Sản xuất phân bón: 

Axit phosphoric đậm đặc, có thể chứa tới 70%-75% P2O5, là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất phân bón như superphosphat đơn và superphosphat kép. Phân bón này cung cấp phốt pho, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển rễ khỏe mạnh, ra hoa và kết trái.

2. Sản xuất thuốc trừ sâu: 

Axit phosphoric được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu. Các loại thuốc trừ sâu này giúp ngăn chặn và tiêu diệt các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

3. Điều chế phân lân: 

Axit phosphoric cũng được dùng để điều chế phân lân. Phân lân là một loại phân bón cung cấp nguồn phốt pho cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ.

4. Chăn nuôi: 

Axit phosphoric còn được dùng làm bán thành phẩm trong thức ăn gia súc. Nó giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho vật nuôi, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất sinh sản.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT ACID PHOSPHORIC

Mặc dù acid phosphoric có nhiều lợi ích trong nền nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần tuân thủ: 

  • Cần trang bị các thiết bị bảo hộ lao động để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. 
  • Hoá chất cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời và các tia lửa.
  • Thường xuyên làm vệ sinh khu vực chứa để tránh hiện tượng hóa chất rò rỉ và hạn chế khả năng phát hỏa, gây ảnh hưởng với người lao động.

Nguồn: Admin sưu tầm Internet.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *